Hồ Tà Pạ thuộc địa phận xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nơi đây nổi tiếng với hồ nước trong xanh có thể nhìn xuống đáy được. Xung quanh hồ thì được bao bọc bởi những ngọn núi cao hùng vĩ, tạo nên một không gian lãng mạng, nên thơ và hữu tình.
Ngoài ra, các bạn có thể tham quan chùa Tà Pạ và cánh đồng Tà Pạ ở ngay gần hồ. Một địa điểm tham quan thú vị tại An Giang – được mệnh danh là “Tuyệt tình cốc” của miền Tây.
Để đến được đây, bạn nên di chuyển bằng xe máy hoặc là xe khách, mình đi xe khách nên chọn vị trí đầu cùng với bác tài xế để tiện ngắm cảnh và bao quát mọi cung đường. Với những bạn ở Sài Gòn hoặc Cần Thơ muốn tới được hồ Tà Pạ thì lúc đầu di chuyển đến chợ Tri Tôn.
Từ đây, bạn đi hết đường Nguyễn Trãi một đoạn ngắn sẽ thấy chùa Tà Pạ ngự trên ngọn núi cao, đây cũng là một ngôi chùa nổi tiếng ở Miền Tây nơi bắt đầu con đường chính dẫn đến đồi Tà Pạ và hồ Tà Pạ. Nếu là lần đầu đến đây khó định hướng thì các bạn có thể hỏi đường người dân ở đây, họ sẽ rất nhiệt tình chỉ đường cho bạn tới hồ.
Hồ Tà Pạ không chỉ thu hút bởi vẻ trong trẻo của mặt hồ mà còn có một khung cảnh hữu tình, nên thơ rất phù hợp cho các cặp đôi tới đây tham quan check in, nghỉ dưỡng. Mặt hồ lúc nào cũng bình nặng, nước thì trong vắt dường như có thể nhìn thấy mọi thứ ở dưới đó. Tất cả cảnh vật xung quanh đều đổ bóng xuống hồ, màu xanh ngắt của cỏ cây hòa quyện với màu xanh ngọc bích của bầu trời tạo nên quang cảnh hùng vĩ và lôi cuốn đến lạ kì.
Đây nè mọi người, mình đang đứng trên 1 ngọn núi có dóc thẳng đứng ngay sát mặt hồ, cái view từ đây nhìn xuống dưới thì khỏi phải chê rồi, Nếu có dịp đến đây các bạn trẻ nên trèo lên đây check in thử cảm giác mạnh nha. cảm giác đứng trên dốc này thì rất phiêu diêu luôn nhưng cũng hơi ghê ghê do là cái dốc thẳng đứng như 1 bức tường vậy.
Chỗ sâu nhất lên tới 17 mét, vâng bạn ko nghe nhầm đâu, sâu tận 17 mét lận, bên dưới có rất nhiều đá nhọn vô cùng nguy hiểm, nên hồ đẹp, nước trong xanh nhưng không được tắm đâu nha. Kiểu như “bà để bà ngửi chứ bà không ăn” :))
Theo như những gì người dân ở đây kể lại thì Hồ Tà Pạ được hình thành từ quá trình khai thác đá để lại. Mặc dù có bàn tay con người tạo nên nhưng theo thời gian mọi cảnh quang ở đây vẫn đẹp tự nhiên và làm say đắm bất cứ ai lỡ vô tình ghé qua đây.
Núi Tà Pạ chính là một điểm nhấn không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên để tạo nên sự nổi tiếng của địa danh Tà Pạ. Không khí trong lành, mát mẻ nhờ những hàng cây xanh xum xuê cùng với sự cổ kính và uy nghiêm của ngôi chùa phật giáo Khmer mang tới một nét riêng đặc biệt cho Tà Pạ.
Đứng từ trên núi, du khách có thể ngắm nhìn thấy những cánh đồng lúa trải dài ngút ngàn trong tầm mắt cùng nét nhấp nhô hung vĩ của núi rừng vẽ nên một bức tuyệt đẹp.
Tận hưởng khoảng không gian rộng rãi, thoáng đãng của An Giang. Giữa khoảng không gian ấy lại được thưởng thức một ly thốt nốt ngon lành, ngọt thanh thì còn gì bằng – đây một đặc sản đặc trưng của xứ An Giang nha.
Tà Pạ cũng là nơi lý tưởng cho các buổi dã ngoại vào cuối tuần hay đơn giản dừng chân để hít thở một bầu không khí trong lành, xua tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
Tạm biệt Tà Pạ, bây giờ chúng ta đang trên con đường đi tới với rừng tram Trà Sư, con đườngđược trải bằng nhựa thẳng tắp, 2 bên là hàng cây thẳng tắp tỏa bóng mát. Tuy hơi nhỏ nhưng bằng phẳng và đẹp.
Cám ơn các bạn đã theo dõi hành trình ngắn của team bọn mình tại An Giang, mời các bạn đón xem tiếp phần tiếp theo là Khám phá rừng tràm Trà Sư cũng trong chuyến này trình này luôn nha. Cám ơn và tạm biệt các bạn.
Đi dọc con đường trên khắp An Giang không khó để bắt gặp những rặng cây thốt nốt cao lớn làm dáng trên những cánh đồng.
Trong bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt đẹp ấy, những cánh đồng thốt nốt ẩn hiện trải dài đến chân trời luôn là hình ảnh làm nao lòng khách lãng du khi đến với An Giang.
Thật vậy, ở bất cứ nơi đâu, bạn cũng bắt gặp hình ảnh hàng trăm cây thẳng đứng, vươn mình giữa cánh đồng lúa xanh mướt. Thốt nốt dường như là nét chấm phá tô điểm cho bức tranh An Giang thêm phần đẹp hơn trong mắt khách lãng du.
Những hàng cây vươn mình tỏa bóng trên cánh đồng cỏ cháy, khô khốc và đầy bụi dường như đã trở thành một hình ảnh quen thuộc, gắn bó với cuộc đời của mỗi người con sinh ra trên mảnh đất này. Và cũng là một biểu tượng thiêng liêng của vùng đất An Giang
Nguồn: Khổng Seyla