Thần Brahma: từ một thần tối cao trở thành một biểu tượng văn hóa, chỉ có giá trị trưng bày đơn thuần

Thần Brahma hay Đại Phạm Thiên, là vị thần tối cao của Bà La Môn giáo - một nhánh của Hindu Giáo, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hóa Khmer - Thái Lan - Lào và một số dân tộc đồng văn Đông Nam Á. Với vai trò là đấng sáng tạo vũ trụ, Đại Phạm Thiên được người Khmer tôn thờ và thể hiện qua những kiến trúc đồ sộ, những tác phẩm điêu khắc tinh xảo, và những nghi lễ tâm linh sâu sắc.
Trong văn hóa Khmer - Thái Lan, thần Brahma được xem là biểu tượng của sự sáng tạo, vũ trụ và trí tuệ tối cao. Hình ảnh của Ngài thường gắn liền với sự khởi đầu, sự phát triển và sự sinh sôi nảy nở. Từ các ngôi đền cổ đến những ngôi chùa tháp hiện đại, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp những tượng điêu khắc thần Brahma với bốn mặt uy nghiêm, mỗi mặt quay về một hướng, tượng trưng cho bốn phương trời. Hoa sen, biểu tượng của sự tinh khiết và sự sống, thường được sử dụng để trang trí cho các bức tượng của Ngài.
Hình ảnh của ngài thường xuất hiện trong các nghi lễ và lễ hội cộng đồng, đặc biệt là những nghi lễ liên quan đến việc cầu xin sự may mắn, trí tuệ và thành công. Ở Thái Lan có đền Erawan (San Phra Phrom) tại Bangkok là một trong những ngôi đền thờ thần Brahma nổi tiếng được rất nhiều người dân địa phương và du khách quốc tế đến tham quan và chiêm bái.

Bốn mặt của thần Brahma tượng trưng cho: - Tài Lộc - Công Danh - May Mắn -Hạnh Phúc | Nguồn ảnh: Bestour
Người Khmer không có ngôi đền nào được xây dựng riêng để thờ thần Brahma như một trung tâm thờ phụng chính. Tuy nhiên, hình ảnh của ngài vẫn xuất hiện ở khắp nơi trong các ngôi đền và công trình kiến trúc của người Khmer, từ những ngồi đền cổ đại trong quần thể Angkor đến những ngồi chùa Phật giáo hiện đại, không nơi nào không có hình ảnh của ngài. Trước thế kỷ XII, hình ảnh của ngài và tôn giáo của ngài từng thống trị hoàn toàn đời sống, văn hóa tâm linh các dân tộc Đông Nam Á và Nam Á, giống như Hồi Giáo thống lĩnh thế giới Ả Rập thời nay vậy. Tuy nhiên khi vua Jayavarman VII cải đạo sang Phật giáo Mahayana (Phật giáo Đại thừa) và xua đuổi hoặc sát hại hầu hết những vị lãnh đạo Bà La Môn thời đó; ông đã cho chặt đầu Brahma trong chính điện đền thờ đem ra chưng ngoài khuôn viên và thay thế vị trí trung tâm chính điện của thần Brahma bằng tượng Quán Thế Âm bồ tát.


Sự tích cậu bé Dharmapal và Đại Phạm Thiên Maha Brahma bị chặt đầu thực chất là tái hiện một cách ẩn dụ về cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu ở Đế Quốc Khmer vào thế kỷ XII - XIII, xảy ra giữa Phật Giáo Đại Thừa (đại diện là cậu bé Dharmapal) với Bà La Môn giáo, về sau Phật giáo Đại thừa dưới sự hậu thuận của vua Jayavarman VII đã thành công trong việc xóa bỏ hoàn toàn mầm móng tâm linh của Bà La Môn giáo, biến thần Brahma từ một vị thần tối cao trở thành một biểu tượng văn hóa, chỉ có giá trị trưng bày đơn thuần. Thần Brahma từ vị trí trung tâm bị chặt đầu đem ra ngoài khuôn viên chánh điện, và bị buộc phải đóng vai ác trong vở tuồng do người chiến thắng viết.
Sau khi Vua Jayavarman VII băng hà, các đời vua hậu Angkor lại cải đạo sáng Phật giáo Theravada, họ tiếp tục dẹp bỏ hoàn toàn sự ảnh hưởng của Phật Giáo Đại Thừa và thay thế vị trí trung tâm chính điện thành tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Đầu thần Brahma bên ngoài chánh điện chùa Vàm Ray | Nguồn ảnh kenh14
Dù xuất phát từ Bà La Môn giáo (một nhánh của Hindu giáo), thần Brahma lại được các nghệ nhân Khmer gán ghép vào các hình ảnh Phật giáo và tự ý xem ngài như một vị thần hộ pháp. Các hình ảnh của ngài thường được miêu tả đang hành lễ Phật, quỳ dưới chân Phật, hoặc che ô cho Phật...  Nhưng trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy, chúng ta sẽ không tìm thấy bất kỳ đoạn nào mô tả thần Brahma một cách rõ ràng và chi tiết với vai trò là một vị hộ pháp.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên hệ đặt quảng cáo: 0976.559.389

Liên hệ đặt QC: 0976.559.389