Trong kho tàng văn hóa phong phú của khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ, hai hình tượng Kayno (Kinnarī) và Apsara thường xuất hiện trong nghệ thuật, kiến trúc và văn học. Tuy nhiên, do một số điểm tương đồng về hình thức và liên hệ với nghệ thuật, đã có sự nhầm lẫn hoặc đồng nhất hóa giữa hai hình tượng này, trong có cả giới chuyên môn và báo chí cũng có sự nhầm lẫn hoặc đồng nhất hóa giữa hai hình tượng này. Để hiểu rõ hơn, Khổng Seyla sẽ phân tích sự khác biệt về biệt nguồn gốc và đặc điểm của từng nhân vật, đồng thời lý giải nguyên nhân của sự nhầm lẫn này. Mong quý vị và các bạn góp ý thêm bằng sự thiện chí.
Apsara (अप्सरा/អប្សរា) là những nữ tiên xinh đẹp trong thần thoại Hindu, xuất hiện trong các kinh Vệ Đà và các sử thi như Mahabharata (មហាភារតយុទ្ធ) và Ramayana (រាមកេរ្តិ៍) vốn vô cùng phổ biến trong văn hóa Khmer và Thái. Apsara mang hình dáng những cô gái có vẻ đẹp siêu nhiên. Truyền thuyết cho rằng họ có sắc đẹp tuyệt trần, phong cáchthanh tao lại rất điêu luyện trong nghệ thuật múa hát, đàn nhạc. Nàng được miêu tả là vợ của các nhạc công Gandharva, sống trên thiên đình và là tỳ nữ hầu hạ cho thần Indra(Lưu ý, trong văn học, phim ảnh thì nhân vật Ngọc Hoàng Thượng Đế của văn hóa Đông Á được dịch thành Preah Indra trong tiếng Khmer và Thái Lan và trong thế giới quan của người Khmer và Thái Lan, thần Indra là vua của cõi Ta Bà, nhưng không phải tối cao và duy nhất trong vũ trũ).
![]() |
Apsara trong nghệ thuật biểu diễn | Ảnh: Pixabay |
- Đặc điểm: Apsara là một nữ thiên thần mang vẻ đẹp quyến rũ, duyên dáng và thường được miêu tả với trang phục lộng lẫy, trang sức cầu kỳ. Các nàng là biểu tượng của vẻ đẹp, sự quyến rũ, nghệ thuật và niềm vui.
![]() |
Apsara trên tháp đá cổ của người Khmer | Ảnh: Pixabay |
- Vai trò: Apsara thường được phái xuống trần gian để quyến rũ các tu sĩ hoặc anh hùng, thử thách lòng kiên định của họ. Các nàng cũng là những vũ công và nhạc công phục vụ các vị thần trên thiên đình, đặc biệt là thần Indra.
Kinnarī (किन्नरी/កិន្នរ) hay Kayno trong cách gọi phổ biến của người Khmer ở Việt Nam, cũng có nguồn gốc từ thần thoại Hindu. Tuy nhiên, Kayno là một sinh vật thần thoại nửa người nửa chim, thường được miêu tả với thân người và đầu, cánh, chân của chim. Hoặc nữa trên là người, nữa dưới là chim và có cánh.

- Đặc điểm: Kayno là sinh vật thần thoại, có giống đực và giống cái (nhưng giống đực ít được nhắc đến). Kayno nổi tiếng với giọng hát tuyệt vời và thường được liên hệ với âm nhạc và thơ ca.
- Vai trò: Trong thần thoại Hindu, Kayno thường được coi là những sinh vật tốt lành, tượng trưng cho tình yêu, sắc đẹp và âm nhạc. Trong Phật giáo, hình tượng này được tiếp nhận và thường xuất hiện trong các câu chuyện về một số tiền kiếp của Đức Phật.
|
- Sự tương đồng về hình dáng: Cả Kayno và Apsara đều được miêu tả là những phụ nữ xinh đẹp với trang phục lộng lẫy.
- Vai trò liên quan đến nghệ thuật: Cả hai đều liên quan đến nghệ thuật, Kayno với giọng hát và Apsara với điệu múa.
- Việc nghiên cứu hời hợt, phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu trên mạng hoặc AI mà không đi tận nơi, đến tận chỗ để nghiên cứu, tìm hiểu mà viết lung tung dẫn đến người đọc hiểu sai.
Tóm lại:
- Apsara: Nữ tiên, vợ của Gandharva, nổi tiếng với điệu múa.
- Kinnarī/Kayno: Sinh vật nửa người nửa chim, nổi tiếng với giọng hát.
Kayno và Apsara là hai hình tượng riêng biệt trong thần thoại và văn hóa. Việc phân biệt rõ ràng hai hình tượng này là cần thiết để hiểu đúng giá trị văn hóa và nghệ thuật của từng hình tượng, đặc biệt là trong bối cảnh nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc. Việc một số bài báo nhầm lẫn cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Khmer và Thái Lan trước khi đưa ra những nhận định.